, , , , và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
quy định về nội dung, cách thức thực hiện, triển khai dân chủ ở từng cơ sở xã, phường, thị trấn.
Với mục tiêu nhằm phát huy quyền làm chủ trong nhân dân, để Nhân dân được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của và pháp luật.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ là nâng cao, phát huy việc thực hiện dân chủ của mọi công dân đối với công việc chung ngay tại xã, phường, thị trấn nơi mình đang sống.
Nhằm cụ thể mục tiêu trên, tại có yêu cầu tại mỗi xã phường, thị trấn phải thành lập Ban Thanh tra nhân dân.
Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động về thực hiện dân chủ, kiến nghị xử lý các vi phạm, tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh về hoạt động thực hiện dân chủ ở địa phương, trực tiếp xem xét xác minh thông tin phản ánh.
Xem thông tin chi tiết tại có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Mở rộng thêm các đối tượng và hành vi nguy hiểm là bạo lực gia đình
đã tăng thêm số lượng các điều trong nội dung, đồng thời cũng có nhiều thay đổi để phòng chống các hành vi bạo lực gia đình mới được xuất hiện một cách hiệu quả hơn.
Theo đó, đã mở rộng thêm các đối tượng điều chỉnh của luật.
Trước đây, chỉ hướng tới mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái trong mối quan hệ gia đình, hoặc đã ly hôn hay sống chung như vợ chồng.
Nhưng tới nay đã mở rộng sang tới mối quan hệ anh chị em của người đã ly hôn, người sống chung như vợ chồng, hay với những người từng là bố mẹ nuôi và con nuôi.
Đồng thời cũng đưa thêm nhiều hành vi là bạo lực gia đình để phù hợp với tình hình mới, có thể kể tới như:
- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.
Xem các quy định chi tiết tại có hiệu lực từ 01/7/2023.
Bổ sung chính sách ưu đãi đặc biệt với các lô, mỏ dầu khí để thu hút đầu tư
được thông qua với nhiều điểm mới, với mục tiêu sẽ phát triển ngành dầu khí Việt Nam nhiều hơn trong thời gian tới, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khai thác, tạo ra nguồn lợi lớn cho ngân sách.
Các điểm mới đáng chú ý có trong có thể kể tới như sau:
- Bổ sung chính sách ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khí của một số doanh nghiệp:
+ Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%
+ Thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 5%
+ Mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.
- Bổ sung chính sách về khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu nhằm tạo cơ chế đột phá, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
+ Cho phép việc khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí từ nhà thầu khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn.
+ Có thêm các chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu.
- Bổ sung, hoàn thiện quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
- Tăng cường việc thực hiện phân cấp cho Bộ Tài chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty thành viên, công ty trực thuộc chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn vào trong việc khai thác dầu khí.
- Hoàn thiện các quy định về hợp đồng dầu khí, giúp tạo tinh liền mạch, nhanh chóng trong việc ký kết hợp đồng, từ đó tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Xem chi tiết tại có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quy định về thời hạn ký ban hành kết luận thanh tra
được Quốc hội thông qua với nhiều đổi mới, nhằm giúp hoạt động thanh tra hiệu quả hơn:
- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
- Đẩy mạnh việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;
- Giúp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Một trong các điểm mới đáng chú ý là để hạn chế và khắc phụ tình trạng đùn đẩy trách nhiệm ra quyết định thanh tra, tại đã quy định cụ thể về thời hạn ký ban hành kết luận thanh tra.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Ngoài ra, còn có nhiều điểm mới nổi bật khác như:
- Quy định về các trường hợp, điều kiện để Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.
- Tăng cường mối liên hệ, trách nhiệm phối hợp giữa các hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra trong các công tác.
Xem chi tiết tại có hiệu lực từ 01/7/2023.
Điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
Nhằm khắc phục một số vướng mắc, khó khăn, chưa phù hợp trong việc triển khai , Quốc hội đã ban hành .
Theo đó, điểm đáng chú ý của là việc bổ sung điều kiện để được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và cam kết triển khai mạng viễn thông, cụ thể:
- Có đủ điều kiện sau:
+ Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm
+ Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện hoặc có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi đối với trường hợp đặc biệt quy định
+ Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
+ Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
- Có đủ điều kiện được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông sử dụng băng tần, kênh tần số tương ứng với băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển theo quy định của pháp luật về viễn thông;
- Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về viễn thông, tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật;
- Có cam kết triển khai mạng viễn thông
+ Tổng số vốn đầu tư vào mạng lưới hoặc số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai;
+ Vùng phủ sóng tính theo dân số hoặc theo khu vực địa lý;
+ Thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông tính từ thời điểm cấp phép;
+ Chất lượng dịch vụ viễn thông;
+ Chuyển vùng dịch vụ viễn thông.
Đồng thời, tại cũng có nhiều điểm mới khác như:
- Cho phép được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch.
- Quy định về việc được phép ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.